icon flowerGiới thiệu Cây cảnh - Bonsai

Caycanhbonsai.vn là website chuyên giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật: cây cảnh - bonsai, tiểu cảnh, chim cảnh, cá cảnh, chậu cảnh, hoa cảnh và các dịch vụ đi kèm đến bạn đọc khắp miền Tổ quốc. Chúng tôi thành lập website với mong muốn tạo được cầu nối giữa những người làm nghệ thuật với người mua, giữa người làm nghệ thuật với nhau để trao đổi học hỏi kinh nghiệm. Đến với chúng tôi, bạn có thể giới thiệu sản phẩm của mình hoàn toàn miễn phí, khách hàng có nhu cầu sẽ trực tiếp liên hệ với bạn mà không phải qua bất kỳ cầu nối nào. Bạn cũng có thể quản lý sản phẩm, các đơn hàng và bình luận của sản phẩm chỉnh mình.
Cây sanh - Long đàn phượng vũ

Cây sanh - Long đàn phượng vũ

Cây sanh "Long đàn phượng vũ" thuộc vào hàng cây cảnh đẹp nhất Việt Nam hiện nay. Các nghệ nhân trong triển lãm cây cảnh Phú Thọ đã phải choáng ngợp trước vẻ đẹp đầy tự nhiên của nó. Cái tên "Long đàn phượng vũ" được anh em trong giới chơi cây cảnh đặt cho cây sanh quý giá này.

Chiêm ngưỡng những loài gà rừng đẹp mã nhất

Chiêm ngưỡng những loài gà rừng đẹp mã nhất

Gà rừng ở Việt Nam được ghi nhận khoảng 22 loài, thuộc họ trĩ, thường sống trên mặt đất có một số ngủ trên cây. Trong các cư dân của rừng thẳm, chúng là loài đẹp mã

Cây vân du ôm đá độc đáo

Cây vân du ôm đá độc đáo

Cây vân du ôm đá trông xa có hình thù như một cái đầu voi, thân cây ôm chặt vào đá tưởng như cây đá hợp làm một mới biết sức sống của cây thật khó tưởng tượng

Cách bố trí tiểu cảnh gầm cầu thang theo phong thủy

Cách bố trí tiểu cảnh gầm cầu thang theo phong thủy

Chỉ cần tận dụng một phần diện tích nhỏ dưới gầm cầu thang là bạn có thể cảm nhận được một không gian thiên nhiên ngay trong ngôi nhà mình.

Cây sanh dáng tùng

Cây sanh dáng tùng

Cây sanh dáng tùng nằm trong số ít những cây cổ thụ tự nhiên đẹp nhất ở Nam Định hiện nay. Cây có thân và bộ rẽ biến tấu theo thời gian tạo nên vẻ đẹp hiêm có.

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Sử dụng cây phát lộc hợp phong thủy

Theo quan điểm truyền thống, cây phát lộc đem lại vận khí tốt cho sức khỏe, tình yêu và sự thịnh vượng.

Được coi là loại cây cảnh mang lại may mắn trong cuộc sống, cây phát lộc có sức sống mạnh mẽ, rất dễ chăm sóc. Tuy nhiên, để có cây phát lộc hợp phong thủy, bạn cần có sự đầu tư công sức, giúp nó phát triển tốt và có được hình dáng như ý.
Cây phát lộc có thể sử dụng cả trong văn phòng hay ở nhà
Tại sao cây phát lộc là cây may mắn
Cây phát lộc có thể tự sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt và luôn giữ được dáng thẳng, hiên ngang. Chính vì thế, theo thuyết phong thủy, nếu để chúng trong nhà sẽ giúp mang lại năng lượng dồi dào và rất yên bình. Hơn nữa, cây phát lộc có nhiều đốt rỗng nên tinh thần của gia chủ theo đó cũng dễ lưu thông, tâm hồn được tự do, thăng hoa.
Nếu trồng được cây phát lộc trong vườn là thích hợp nhất, lúc đó vượng khí đem lại càng nhiều. Ngoài ra, tiếng gió lùa qua bụi cây còn trở thành một loại chuông gió độc đáo mang năng lượng phong thủy.
Sử dụng thế nào cho hợp phong thủy
Một chậu cây phát lộc hợp phong thủy phải hội đủ năm yếu tố trong Ngũ Hành: Mộc - bản thân cây phát lộc; Thổ - đất mà cây được trồng; Thủy - nước dùng tưới cây; Hỏa - thông thường, mỗi chậu cây phát lộc cảnh đều có buộc một dải ruy băng đỏ; Kim - chậu đựng cây phát lộc thường bằng kim loại.
Trong trường hợp chậu cây làm bằng thủy tinh, gốm sứ hay đất sét thì bên trong phải đặt một vài đồng tiền kim loại hoặc để một bức tượng bằng kim loại lên trên.
Số lượng cây khác nhau mang lại tác dụng phong thủy khác nhau, cụ thể như sau:
- 2 cây: Tình yêu và Hôn nhân.
- 3 cây: Hạnh phúc.
- 5 cây: Sức khỏe.
- 8 cây: Thịnh vượng, phát tài.
- 9 cây: May mắn.
Đăng Linh
Theo Vnexpress

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Cá trạng nguyên tiền triệu hút hồn dân chơi Việt

Cá trạng nguyên được coi là loài cá đẹp nhất trong thế giới cá cảnh. Chúng được dân chơi Việt rất ưa chuộng và tìm mua với giá 3 triệu đồng/con

Cá trạng nguyên sống chủ yếu tại các quần đảo san hô của khu vực Thái Bình Dương. Tên gọi của loài cá này xuất phát từ màu sắc của chúng, giống như bộ áo của các tân trạng nguyên khi lên nhận phong chức.
Loài cá này là một trong 2 loài cá được ghi nhận là có màu xanh lam hình thành bởi các sắc tố tế bào. Con đực thường to hơn con cái và có màu sắc sặc sỡ hơn.
Cá trạng nguyên sinh sống cạnh các rặng san hô, khá kín đáo, ban ngày thường ẩn nấp, ban đêm mới ra đi kiếm bạn tình.
Thức ăn của chúng là những động vật giáp xác và động vật không xương sống nhỏ sống trong các vỉa đá san hô.
Loài cá này đang được dân sành cá cảnh Việt rất ưa chuộng bởi màu sắc đẹp mắt của nó.
Tại Hà Nội, chỉ có một số cửa hàng bán loại cá này bởi lẽ giá của nó không mấy dễ chịu, khoảng 3 triệu đồng/con. Những con cá đực được bán với giá cao hơn, khoảng 3,5 - 4 triệu đồng/con.
Tuy sống ở ngoài biển, nhưng khi được chọn làm cá cảnh, loài cá này cũng rất dễ thích ứng với môi trường sống trong bể nuôi.
Khi nuôi, có thể nuôi chung 1 cặp nếu đủ chỗ trong bể nuôi.
Hoặc chỉ nên nuôi riêng biệt một con vì loại cá này thích yên tĩnh, suốt ngày ẩn mình trong các khe hoặc nằm bất động trên đá.
Theo Kinh tế

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Cách chọn chậu cảnh phù hợp với thế cây cảnh, bonsai

Ngoài việc biết cách chăm sóc, tạo dáng phải chọn cho cây cảnh, bonsai một chiếc chậu phù hợp với thế, dáng cây và không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
- Thế Bonsai thẳng đứng, chọn chậu hình chữ nhật hay bầu dục, với bề sâu sắp xỉ bằng đường kính thân cây và bề rộng tương ứng với bóng tán lá rũ xuống.
- Thế Bonsai hơi nghiêng, chọn chậu tròn, vuông, bầu dục hay hình chữ nhật có bề sâu gần bằng đường kính thân cây.
- Thế Bonsai nghiêng, chọn chậu có cạnh thẳng đứng và hơi sâu, nếu có rễ nổi lên mặt đất, chọn chậu hơi rộng một chút để có thế cân bằng và ổn định.
- Thế Bonsai nửa thác đổ, chọn chậu vuông, lục giác, hay tròn có miệng hẹp nhưng sâu.
- Thế Bonsai thác đổ, chọn chậu hẹp và sâu.
- Thế Bonsai gió đùa, chọn chậu tròn hay vuông khá sâu, thường gấp 3-4 lần đường kính thân, và đường kính chậu lại hẹp để cân bằng thẩm mỹ và kiểu dáng.
- Thế Bonsai văn nhân, chọn chậu tròn vuông, lục giác, loe miệng nhỏ hơi sâu, thường lớn hơn đường kính thân cây một chút, như vậy nó phù hợp với dáng cao, mảnh mai của cây.
- Thế Bonsai dáng chổi, chọn chậu nông, rộng, đứng.
- Thế Bonsai hai thân, chọn chậu hình bầu dục, nông
- Thế Bonsai nhiều thân chọn chậu nông, rộng.
- Thế Bonsai lùm bụi, rừng cây, chọn chậu rộng và rất nông hình tròn hay bầu dục.
- Thế Bonsai bè gỗ, chọn chậu rộng và đất nông (như khay).
- Thế Bonsai đá bám, nếu bộ rễ vừa bám đá vừa bám đất thì chọn chậu hơi sâu, nếu bộ rễ chỉ bám đá thì chọn chậu rất nông (như khay) để tảng đá đó lên lớp cát mỏng hay sỏi nhỏ.
Ngoài hình dáng màu sắc của chậu cũng ảnh hưởng lớn đến giá trị thẩm mỹ của cây Bonsai. Các màu sắc thông thường hiện nay của chậu là màu xanh dương, màu lục nhạt, màu nâu, màu đỏ, màu đất nung, màu tím đất... và xu hướng của các nghệ nhân ưa dùng màu tối (màu đục mờ) để tăng vẻ cổ xưa già cỗi của cây Bonsai. Do đó thường chọn màu nâu (giống màu của đất) màu xám (nhã nhặn, phù hợp với việc trưng bày trong nhà). Màu tím, đất đỏ (thổ chu) thích hợp cho các loại cây lá kim: thông, tùng... Chậu trồng cây bonsai có hoa thường có màu sắc dối nghịch với màu sắc của hoa, ví dụ như hoa trắng dùng chậu màu nhạt, vàng hay lục, nếu hoa màu đỏ nhạt chọn chậu màu xanh dương đậm hay nhạt, còn hoa vàng nhạt dùng chậu màu lục đậm. Nếu hoa, lá đổi màu đỏ vàng vào mùa thu (ở các tỉnh miền Bắc), chọn chậu màu lục nhạt hay xanh dương đậm, cây có quả sặc sỡ dùng chậu màu tím đất.
Vị trí cây trong chậu và sự hài hòa về kích thước của cây cũng có giá trị lớn để tăng vẻ đẹp của cây Bonsai, giữ cái thế ổn định và nâng cao tính thẩm mỹ cho người thưởng ngoạn. Cây phải thật cân xứng với chậu.
Đối với cây đơn độc, nếu trồng trong chậu hình chữ nhật hay bầu dục, rộng và nông thì nên trồng cây hơi lệch sang một bên, cách mép chậu về phía bên trái hoặc bên phải khoảng 7/10, tùy theo các cành nhánh, tán cây.
Nếu trồng ở chậu tròn, vuông hay lục giác, thì trồng cây ở ngay chính giữa, trừ kiểu thác đổ, trồng cây ở gần mép chậu nơi thân cây cong xuống.
Với thân cây thẳng tán lá tròn đều thì trồng cây hơi lùi về phía sau, thân nghiêng về phía trước.
Nếu tán cây lệch về một phía thì đặt cây nghiêng về phía dối diện ở khoảng 2/3 chiều dài của chậu.
Nếu thân cây nghiêng hay cong queo thì thân nghiêng về phía nào, sẽ đặt cây hơi lệch về phía đối diện và hơi nghiêng về phía trước.
Nếu cây có tán lá lớn lệch về một phía cũng trồng lệch ngược lại như trên
Nếu với Bonsai có nhiều thân từ một gốc, thì dù chậu kiểu nào, cũng đặt ngay chính giữa
Cây Bonsai mọc thành khóm hay bụi thì chủ đề chính vẫn ở giữa chậu, các phần phụ có thể rãi đều trên mặt, nhưng hơi nghiêng về phía trước.
Đối với nhóm cây hay rừng cây, thường số thân cây lẻ nên đặt cây hơi lệch về bên phải hoặc bên trái trong chậu dạng bầu dục.
Trong nhóm có 3 cây căn bản với đường kính lớn nhất thì cây có thân lớn hơn cả là chủ thể được trồng ở vị trí thích hợp nhất lệch về một phía, cách 1/3 chiều dài cũng như 1/3 chiều rộng. Còn cây lớn thứ 2 là cây phụ được trồng gần với cây chính và gần mép hơn. Cả hai cây này được trồng thẳng đứng. Cây thứ ba là cây hỗ tương được trồng hơi nghiêng 30 độ và cách không đề 2 cây kia, cả 3 làm thành một tam giác không đều nằm gọn trong một tứ giác giữa chậu. Các thân cây còn lại có kích thước nhỏ hơn thì tùy theo vị trí mà xếp đều đặn trên một chậu. Như thế theo quy tắc về phối cảnh có thể bố trí toàn bộ rừng cây lệch về một phía như sau :
- Ba cây theo một tam giác lệch
- Năm cây theo hình thức tam giác kép
- Chín cây theo hình thức tam giác trong lục giác
- Nhiều cây không theo một hình thức nhất định và nếu thiên về một phía thì trồng dày về phía đó
Ngoài vị trí trồng cây trong chậu, kích thước của cây Bonsai cũng phải hài hòa với độ lớn của chậu. Điểm cần lưu ý là chiều cao của cây và bề rộng, dày của tán lá. Thông thường thân cây càng to thì chậu cần phải sâu, rộng. Cây có thân to, mập, nhưng thấp, chậu không cần sâu lắm, để gây ấn tượng mạnh về không gian và cự ly.
Thân cây mảnh mai đường kính nhỏ lại thích hợp với chậu nông miệng rộng, để không làm nặng đè thêm tổng thể. Bề sâu của chậu bằng hay hơi lớn hơn đường kính gốc cây Bonsai. Chiều cao của cây bằng 6 lần bề dày của chậu và chiều dài của chậu lớn xấp xỉ bằng 2/3 chiều cao thân, cũng như bằng 2/3 chiều rộng của tán cây.
Chậu cây không chỉ có nhiệm vụ tôn hết vẻ đẹp của cây Bonsai, mà còn là nơi chứa chất dinh dưỡng tối thiểu cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển. Do đó chậu nhỏ nông chỉ để trồng các cây có tán nhỏ, bộ rễ rất ít phát triển, ngược lại cây có tán lớn, bộ rễ mạnh xum xuê thì cần chậu lớn sâu, vừa tạo thế cân bằng ổng định, vừa có đủ chất dinh dưỡng cho cây sống bình thường. Cây có tán lá càng rộng thì chậu phải có bề mặt lớn, cây có hệ rễ nổi, lan rộng thì chậu phải sâu để rễ cọc bám chặt, phù trỡ cho rễ nổi ít vững chắc.
Cây cảnh - Bonsai
(Sưu tầm)

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Tuyệt chiêu trồng hoa đẹp bên cửa sổ

Những cách này tuy đơn giản nhưng lại giúp ô cửa sổ xấu xí trở nên bừng sáng, lãng mạn.

Sử dụng tấm ván có khoét lỗ để đặt chậu hoa
Đây là một cách tạo vườn hoa bên cửa sổ tiết kiệm diện tích và đơn giản. Tấm ván được khoét lỗ đủ rộng để bạn đặt chậu hoa. Số lượng lỗ khoét đó và khoảng cách giữa chúng tùy theo nhu cầu của bạn nhưng thường khoảng cách không quá xa sẽ giúp bạn có một giàn hoa đẹp mắt hơn.
Màu sắc của tấm ván gỗ cũng khá phong phú, bạn có thể chọn màu sơn theo mong muốn. Chẳng hạn, nếu cửa sổ màu trắng, bạn có thể chọn tấm ván màu đỏ để tạo sự tương phản nổi bật.
Khuôn trồng hoa
Thay vì sử dụng tấm ván để treo các chậu hoa như ở trên, bạn có thể sử dụng các khuôn chữ nhật. Bạn đổ đất trực tiếp vào trong các khuôn này và rồi trồng hoa luôn bên trong đó. So với tấm ván ở trên thì hình dáng, kích thước khuôn có vai trò quan trọng hơn rất nhiều trong việc tạo nên một giàn hoa đẹp bên cửa sổ. Bạn có thể sử dụng khuôn trồng hoa to hoặc nhỏ, dài hoặc ngắn tùy theo kích thước cửa sổ và sở thích của bạn. Bên cạnh đó, để giàn hoa thêm đẹp, bạn có thể chọn những khuôn trồng hoa điệu đà, có trang trí hoa văn.
Với khuôn trồng hoa, sự lựa chọn loại hoa sẽ đa dạng hơn. Bạn có thể chọn loại hoa leo buông rủ xuống nếu cửa sổ trên tầng cao hoặc nếu cửa sổ ở tầng 1 bạn có thể trồng những cây hoa khác.
Khuôn đựng chậu cây
Cũng là khuôn nhưng khác với khuôn ở trên, khuôn này được dùng để đặt chậu cây vào đó thay vì đổ đất và trồng hoa trực tiếp. Cũng chính vì điều này mà khuôn ở đây thường có những kiểu dáng dạng rỗng và khá điệu đà.
Bạn có thể trồng ở mỗi chậu một loài hoa khác nhau hoặc chọn hoa đồng nhất cho tất cả các chậu. Màu sắc hoa nên chọn màu sắc sặc sỡ để giúp làm bừng sáng và đem đến sự lãng mạn cho khung cửa sổ.
Xếp chậu hoa cạnh nhau trên bậu cửa sổ
Đây là một cách đơn giản nhất để tạo một vườn hoa nhỏ xinh bên cửa sổ. Nó còn giúp bạn tận dụng bậu cửa sổ sẵn có mà không cần phải tốn tiền mua thêm khuôn hay tấm ván.... Tuy nhiên, nếu sử dụng cách này, bạn cần đảm bảo sao cho chậu hoa không dễ bị rơi xuống, nhất là bạn ở chung cư nhà cao tầng nhé.
Theo TTVN

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Kỹ thuật nuôi cá cảnh không bị chết

Đối với người mới nuôi cá cảnh, dù được hướng dẫn rất nhiều về cách nuôi cá cảnh và đã dành nhiều thời gian tìm hiểu nhưng cá nuôi trong bể cá cứ chết dần dần.

Nguyên nhân
- Bể mini nuôi cá to:  Nuôi cá cảnh có kích thước lớn trong môi trường sống quá bé khiến cá bị hạn chế bơi lội, thiếu không khi và không gian sống. Khi chọn mua cá cần chọn loại cá có kích thước phù hợp với bể cá.
- Cho cá ăn nhiều: Khi mới nuôi, thấy cá đớp lia lịa tưởng đói nên đổ thêm thức ăn mà không biết rằng cá có tập tính cứ thấy mồi là đớp. Vì ăn nhiều quá nên cá bị đầy bụng mà chết.
- Quên cho cá ăn: Sau một thời gian nuôi cá, hứng thú không còn như thời gian đầu, nhiều người bận công việc, đi công tác xa nhà nhiều ngày dẫn đến quên cho cá ăn.
- Nguồn nước máy: Đối với nguồn nước sinh hoạt hàng ngày phải trả phí là loại nước đã qua khử trùng bằng Clo, nên dùng nước máy nuôi cá sẽ khiến cá chết.
- Thay nước quá thường xuyên, thay cạn nước: Do chăm sóc cá chu đáo, việc thay nước quá thường xuyên và thay hết nước trong bể sẽ khiến cá bị sock do không thích nghi kịp.
- Không thay nước:  Việc bỏ bê bể cá, để lâu (Đối với bể cá mini hay các loại bể cá để trên bàn là hơn 5-7 ngày) không thay nước sẽ khiến nước bẩn, chất thải đọng trong bể không thoát ra ngoài khiến cá chết.
- Để bể cá ngoài trời chịu nắng, mưa, gió trực tiếp: Đối với các loại bể cá cảnh thông thường (Đặc biệt bể cá mini, bể cá để bàn) được thiết kế  là vật trang trí nội thất. Vì thế đặt bể cá ngoài trời chịu nắng, mưa, gió trực tiếp sẽ khiến cá cảnh chết.
- Thiếu ánh sáng, phòng bí hơi, ẩm mốc: Nếu để bể cá trong bóng tối lâu ngày, phòng kín hơi, ẩm mốc lâu ngày sẽ khiến cá yếu, dễ bị bệnh.
- Cá trong bể cắn, rỉa lẵn nhau: Nếu nuôi nhiều loại cá hung dữ, hay rỉa lẫn nhau sẽ khiến những con cá cảnh hiền lành còn lại trở thành nạn nhân.
- Sock nhiệt: Khi nuôi trong các loại bể bé, lượng nước ít nên khó giữ nhiệt. Đặc biệt nuôi trong phòng điều hòa (nhiệt độ 18-23) mà lại di chuyển bể cá thường xuyên, thay nước chênh lệch nhiệt độ cũng khiến cá bị thay đổi nhiệt độ đột ngột mà chết.
Cách xử lí
- Cho cá ăn: Phụ thuộc vào số lượng và kích thước cá cảnh nuôi trong bể để cho 1 lượng thức ăn phù hợp (1 con cá nhỏ nuôi trong bể cá mini chỉ nên ăn 3-5 viên thức ăn/lần ). Chỉ nên cho cá ăn 1 lần/ ngày vào giờ cố định. Nếu bận việc nên nhờ người cho ăn, không nên bỏ đói cá quá lâu (1 con cá nhỏ nuôi trong bể cá mini hay các loại bể cá để trên bàn có thể chịu đói 4-5 ngày).
- Nguồn nước: Nếu nguồn nước trong nhà là nước máy (trả phí sử dụng hàng tháng) là nước có Clo, cần để trong xô 2 ngày mới được dùng cho bể cá.
- Thay nước: Không nên thay nước quá thường xuyên. Với bể to có máy lọc nước nên thay 2 tuần/lần. Chỉ được thay 3/4 nước trong bể để tránh cá bị sock. Đối với bể cá có kích thước nhỏ nên 2-3 ngày/lần. Không được để quá lâu mới thay nước sẽ khiến nước bẩn, không nên để quá 7-8 ngày.
- Vị trí đặt bể: Đặt trong nhà, trên bàn làm việc, bàn phòng khách hoặc giá sách. Để nơi kín gió, thông thoáng không bị nắng, mưa trực tiếp. Thỉnh thoảng nên đem cá phơi năng 2 tuần/lần (chỉ để 1/2 bể có ánh nắng chiếu trực tiếp).
- Chọn cá: Ngoài việc chọn cá theo sở thích, nên chọn những loại cá có thể sống chung với nhau. Những loại cá dữ như cá chọi ko nên nuôi chung với cá khác.
- Nhiệt độ ổn định: Đối với các loại bể bé (bể cá để bàn) cần phải hạn chế di chuyển vị trí đặt bể cá. Đặc biệt đối với phòng có máy điều hòa không khí với nhiệt độ lạnh (18-23*C), phòng mái tôn có nhiệt độ cao khi thay nước cần kiểm tra độ chênh lệch nhiệt đô giữa nước sạch và nước trong bể. Nếu chênh lệch cần đặt nước sạch cùng vị trí đặt bể cá 1 buổi để cân bằng nhiệt độ, sau đó mới tiến hành thay nước.
Cây cảnh - Bonsai
(Sưu tầm)

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Cây sanh dáng long bạc tỷ

Cây cảnh dáng long có thân uyển chuyển, bông tán nhìn tự nhiên, mang cốt cách của tao nhân, của triết lý sống, vẻ đẹp cao sang mà người đời thường mơ ước.
Thân cây được uốn lượn mình rồng uyển chuyển tự nhiên
Để tương xứng, cây được đặt trên một chậu cảnh rất lớn
Dù ở góc nhìn nào, cây luôn thể hiện được vẻ đẹp kiêu hãnh
Cây sở hữu bộ rễ đẹp, đan xen hài hòa

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Bộ đôi cây sanh dáng làng

Cây sanh dáng làng với thân rễ cột kèo, cành tán xum xuê gợi ta nhớ về những cây đại thụ của quê hương. Nhìn vào nó ta bắt gặp cái âm u sâu thẳm của những cây đại thụ ngoài tự nhiên.
Cây sanh có bộ rễ buông từng cụm khoẻ khoắn kết duyên cùng đất
Tán lá sum xuê vươn cao làm bạn cùng trời xanh, toả bóng mát
Cây dáng làng cho người thưởng ngoạn cái nhìn tự nhiên đến độ xúc động
Một ngày nào đó thế giới phải ngả mũ, nghiêng mình trước vẻ đẹp hùng vĩ nhưng bí ẩn của cây dáng làng Việt Nam
Cây cảnh dáng làng, một đặc sản của cây cảnh nghệ thuật Việt Nam
Cây sanh dáng làng cổ lão u sần mốc meo nhưng lộc lá vẫn tràn đầy nhựa sống thi gan cùng tuế nguyệt

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Ý nghĩa các loài hoa theo phong thủy

Hoa là biểu tượng của vẻ đẹp, sự tinh tế và còn chứa nguồn năng lượng hưng thịnh, may mắn.

Dưới đây là 6 loài hoa thường được dùng trong phong thủy:
1. Hoa mẫu đơn
Hoa mẫu đơn bắt đầu được sử dụng nhiều trong đám cưới ở Việt Nam bởi ý nghĩa lãng mạn và sự sang trọng
Loài hoa này được sử dụng trong phong thủy với ước mong đem đến sự lãng mạn lứa đôi và xua tan mọi bất hòa trong tình yêu. Bạn có thể sử dụng một vài bông mẫu đơn màu hồng để phát huy tác dụng mạnh nhất. Hoa mẫu đơn thường được nhắc đến là loài hoa mang vẻ đẹp nữ tính của người con gái.
2. Hoa sen
Hoa sen tượng trưng cho sự hoàn hảo. Chính nhờ vẻ đẹp tinh khiết cùng hương thơm ngát không vướng bùn hôi tanh của sen mà loài hoa này rất được ưa dùng trong phong thủy. Theo đông y, tất cả thành phần của sen, từ rễ đến cánh hoa đều có tác dụng chữa bệnh. Do đó, phong thủy sử dụng sen với ý nghĩa mang đến cho gia chủ sức khỏe dồi dào, lành mạnh, không bệnh tật và tạo sự hài hòa, sang trọng cho ngôi nhà.
3. Hoa đào
Tết đến, gia đình người miền Bắc thường có cành đào đón xuân
Những cành đào nở rộ được sử dụng nhằm mang lại nguồn năng lượng cho sự khởi đầu mới, một cảm giác tươi mát, tinh khiết và ngây thơ. Hoa đào rất được ưa chuộng trong phong thủy. Những cành đào tươi thắm được cắm trong nhà dịp Tết đến xuân sang đem lại cảm giác tươi vui cho căn nhà và gia chủ.
4. Hoa lan
Loài hoa mang vẻ đẹp kiều diễm cùng hương thơm vô cùng sang trọng và quý phái này từ lâu vốn là biểu tượng phong thủy cổ điển của sự sinh sôi nảy nở. Ở phong lan, con người luôn cảm nhận được nguồn năng lượng dạt dào của tự nhiên, thúc đẩy chúng ta tìm kiếm sự hoàn hảo tròn đầy. Nét phong phú, đa dạng, hoàn hảo trong từng loài phong lan, mùi hương tinh khiết cùng vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho loài hoa này giúp cho ngôi nhà sang trọng hơn.
5. Hoa thủy tiên
Nếu bạn đang gặp phải những rắc rối liên quan đến công việc, sự nghiệp thì hãy đặt bên cạnh mình bình hoa thủy tiên trắng tinh khiết. Loài hoa này vốn được phong thủy sử dụng nhằm mang đến những nguồn năng lượng bổ trợ cho tài năng, nghề nghiệp, sự chuyên nghiệp và làm khơi dậy tiềm năng bẩm sinh của con người. Ngoài ra, thủy tiên còn là liều thuốc tự nhiên thúc đẩy sự sáng tạo ở con người và giúp ta có thể giải quyết những vấn đề hóc búa trong công việc hàng ngày. So với thủy tiên vàng thì thủy tiên trắng có nhiều tác dụng và được sử dụng nhiều hơn.
6. Hoa cúc
Hoa cúc họa mi đầu đông được cắm nhiều trong các gia đình ở Hà Nội
Trong phong thủy, hoa cúc biểu trưng cho một cuộc sống thanh bình, cân bằng. Với sắc màu của ánh mặt trời chói chang, hoa cúc mang trong mình nguồn năng lượng dương mạnh mẽ. Vì thế nó thường được sử dụng để thu hút sự may mắn cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Việc đặt trong nhà một bình hoa tươi sắc để có được những nguồn năng lượng bổ trợ là lựa chọn hoàn hảo. Nếu không có điều kiện chăm sóc hoa, bạn có thể đặt các bức tranh vẽ các loài hoa kể trên cũng rất tốt cho căn nhà và các thành viên trong gia đình.
Theo VnExpress

Cây sanh dáng trực cổ đại

Thân cây khúc khuỷu uốn lượn
Cành và chi được cắt tỉa tròn phẳng như mâm xôi
Bộ rễ cây phủ kín bề mặt chậu

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Cây sanh dáng mẫu tử

Trong nghệ thuật cây cảnh, dáng cây là dáng người. Cây sanh dáng mẫu tử giống như mẹ chăm sóc con với dáng vóc trìu mến thương yêu tình cảm dành cho con.
Cây sanh có bộ rễ xoè nổi lên trên mặt chậu
Cây gồm 2 thân cùng một gốc, thân to cao gấp 3 lần thân nhỏ ngụ ý là mẫu, thân nhỏ là tử
Cây sanh dáng mẫu tử thể hiện tình cảm bao bọc, chở che của người mẹ dành cho con