Đây là việc làm không dễ dàng, vì nếu ai cũng làm được thì cây cảnh nghệ thuật lại không có giá trị cao như hiện nay.
Sang tháng tư, người làm và chơi cây cảnh có thể căt tỉa cành tối đa vì đây là mùa sinh trưởng và phát triển của cây, nhưng cắt tỉa như thế nào để sau vài năm hoặc lâu hơn nữa sẽ thành một cây cảnh đẹp, có thể xếp vào hàng cây cảnh nghệ thuật.
Đây là việc làm không dễ dàng, vì nếu ai cũng làm được thì cây cảnh nghệ thuật lại không có giá trị cao như hiện nay. Muốn vậy, người chơi phải kiên trì, không ngừng tìm tòi, học hỏi, phải am hiểu về thực vật học, làm nhiều, mạnh dạn làm sẽ thành công.
Muốn có một cây cảnh, trước hết ta phải có cây phôi. Cây phôi thường dùng là những cây có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, sống lâu năm, sống mãnh liệt. Cây phôi lấy từ các nguồn: ươm hạt hoặc chiết cành, hoặc khai thác ngoài tự nhiên. Cả hai loại đầu có những ưu điểm của nó. Tuy nhiên là cây phôi dạng nào thì việc cắt tỉa, uốn nắn vẫn là khâu kỹ thuật quan trọng nhất.
Biến đổi cái tự nhiên vốn có của cây mà vẫn không mất đi cái hợp lý, cái tự nhiên của cây, để sau nhiều lần bỏ công sức, trí tuệ, cây có những nét “kỳ” để rồi có “mỹ”, còn “cổ” thì phải chờ vào thời gian kết hợp với kỹ thuật lão hóa cây. Trong bài viết này, tôi xin nêu cách cắt cành, tỉa rễ để bạn đọc tham khảo.
Khi trồng cây phôi nên trồng vào ang, chậu to, chưa được nhiều chất trồng (đất mùn) để cây có điều kiện sinh trưởng và phát triển nhanh. Nhiều người làm ngược lại mà trồng cây vào chậu nhỏ rồi khi cây lớn, sang dần vào ang, chậu lớn vì thế cây phát triển chậm.
Tùy cây mà trồng đặt theo các thế khác nhau để khi cây lớn dễ tạo dáng. Khi cắt tỉa, chú ý cắt tỉa để cả rễ và cành, nhánh.
1. Cắt rễ
Khi cây sung sức là cây có cành lá xum xuê, rễ phụ mọc ra tự nhiên, cành nhiều. Việc để cái nào, cắt cái nào là phải chọn lọc cho đều ở các cành, các phía của thân. Nếu để nuôi nhiều rễ mọc ra từ cành thì thân sẽ bị teo đi làm cho cành phát triển to nhanh, khiến tương quan giữa cành và thân mất cân đối. Vì vậy chỉ nên để một ít rễ ở gốc cành rồi bó ốp vào thân để thân chóng to, cũng có thể ghép rễ vào gốc để bệ gốc chóng bự. Ở các cành lớn chỉ để loáng thoáng vài rễ phụ phát ra từ cành làm cho cây sinh động.
Để nhiều rễ mọc ra từ cành thì thân sẽ bị teo nhỏ và cành sẽ to ra khiến giữa cành và thân mất cân đối.
2. Cắt cành
Với cành, ta áp dụng phương pháp cắt chuyển để sau vài lần cắt, cành trở nên khúc khuỷu, uyển hcuyeenr chứ không thẳng đuỗn. Muốn cắt cành, phải quan sát kỹ tổng thể các cành của cây để khi cắt xong cành vẫn phân bố đều, hợp lý, cây không bị khuyết trống. Cũng có thể dùng dây kim loại để uốn và cố định cành song phải tháo gỡ kịp thời khi cành đã lớn, nếu không dây kim loại sẽ làm cho cành có vết hằn sau vài tháng do cây lớn, dây kim loại lặn vào phần vỏ làm mất vè đẹp của cành, nhánh. Có những cây để khoảng cách giữa phần ngọn và các nhánh quá xa, làm mất vẻ cân đối của cây, ta cắt br phần ngọn, chờ các mầm phát ra ở phần còn lại, mầm nào hợp lý dùng làm ngọn, như vậy, nhìn vào tổng thể của cây cân đối, hài hòa.
Hiện nay, trào lưu làm cây tự nhiên theo kiểu “cây đa làng” đang thịnh hành nên việc cắt cành dễ hơn làm theo lối cổ có những niêm luật khắt khe. Tuy vậy, việc cắt tỉa cành, rễ vẫn phải làm thường xuyên và lâu dài, không thể nóng vội được.
Trên đây là vài góp ý tôi đã áp dụng và có những thành công muốn trao đổi với quý độc giả. Rất mong được thỉnh giáo quý vị.
bài viết thật ý nghĩa
Trả lờiXóaLân sư hóa sát
La kinh ngọc phúc đường
Bình an kiện khang
Tụ bảo tài