icon flowerGiới thiệu Cây cảnh - Bonsai

Caycanhbonsai.vn là website chuyên giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật: cây cảnh - bonsai, tiểu cảnh, chim cảnh, cá cảnh, chậu cảnh, hoa cảnh và các dịch vụ đi kèm đến bạn đọc khắp miền Tổ quốc. Chúng tôi thành lập website với mong muốn tạo được cầu nối giữa những người làm nghệ thuật với người mua, giữa người làm nghệ thuật với nhau để trao đổi học hỏi kinh nghiệm. Đến với chúng tôi, bạn có thể giới thiệu sản phẩm của mình hoàn toàn miễn phí, khách hàng có nhu cầu sẽ trực tiếp liên hệ với bạn mà không phải qua bất kỳ cầu nối nào. Bạn cũng có thể quản lý sản phẩm, các đơn hàng và bình luận của sản phẩm chỉnh mình.
Cây sanh - Long đàn phượng vũ

Cây sanh - Long đàn phượng vũ

Cây sanh "Long đàn phượng vũ" thuộc vào hàng cây cảnh đẹp nhất Việt Nam hiện nay. Các nghệ nhân trong triển lãm cây cảnh Phú Thọ đã phải choáng ngợp trước vẻ đẹp đầy tự nhiên của nó. Cái tên "Long đàn phượng vũ" được anh em trong giới chơi cây cảnh đặt cho cây sanh quý giá này.

Chiêm ngưỡng những loài gà rừng đẹp mã nhất

Chiêm ngưỡng những loài gà rừng đẹp mã nhất

Gà rừng ở Việt Nam được ghi nhận khoảng 22 loài, thuộc họ trĩ, thường sống trên mặt đất có một số ngủ trên cây. Trong các cư dân của rừng thẳm, chúng là loài đẹp mã

Cây vân du ôm đá độc đáo

Cây vân du ôm đá độc đáo

Cây vân du ôm đá trông xa có hình thù như một cái đầu voi, thân cây ôm chặt vào đá tưởng như cây đá hợp làm một mới biết sức sống của cây thật khó tưởng tượng

Cách bố trí tiểu cảnh gầm cầu thang theo phong thủy

Cách bố trí tiểu cảnh gầm cầu thang theo phong thủy

Chỉ cần tận dụng một phần diện tích nhỏ dưới gầm cầu thang là bạn có thể cảm nhận được một không gian thiên nhiên ngay trong ngôi nhà mình.

Cây sanh dáng tùng

Cây sanh dáng tùng

Cây sanh dáng tùng nằm trong số ít những cây cổ thụ tự nhiên đẹp nhất ở Nam Định hiện nay. Cây có thân và bộ rẽ biến tấu theo thời gian tạo nên vẻ đẹp hiêm có.

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Cây duối cảnh dáng trực cổ tuyệt đẹp

Cây duối là một trong những cây cảnh rất được ưa chuộng. Loại cây này cũng được trồng khá phổ biến để trấn phong thủy. Cây duối cảnh này được đánh từ trong rừng, có tuổi đời trên 80 năm, thế cây dáng trực cổ độc đáo.
Cây được trồng ngay trước cửa chợ Phú Tân - An Cư
Cây duối có chu vi gốc và chiều khoảng 150cm
Ở mỗi góc nhìn, cây duối đểu toát lên dáng vẻ cổ thụ
Cây phân chi theo lối tứ diện, tàn nhánh đầy đủ, cân đối
Cây đuối được đánh từ rừng về và chăm sóc cho đến nay, ước tính tuổi đời khoảng 80 năm
Cây luôn được chăm sóc, cắt tỉa gọn gàng

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Cây me cảnh dáng xiêu cổ thụ

Cây me cũng được giới chơi cây cảnh khá ưa chuộng, chúng có lá mọc xen kẽ dai cứng xanh quanh năm với những lá con nhỏ giống hình lông chim. Cây me này ra hoa có màu vàng nhạt được kết thành chùm và quả giống hạt đậu.
Cây có kích thước chu vi chậu khoảng 150cm, chiều cao 170 cm
Cây me có tuổi đời trên 80 năm

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá hồng kim

Cá hồng kim nhiều nơi gọi là cá kiếm, là loài dễ nuôi và hiền, có thể nuôi chung với các cá cảnh khòa như phượng hòang, tứ vân, cánh buồm, thần tiên, hắc kim...

Cá đuôi kiếm hay còn gọi là cá hồng kim thường bơi ở tầng cao và ăn hầu hết thức ăn vừa miệng từ động vật tới thực vật. Đặc điểm nổi bật của loại cá này chính là phân đuôi của chúng:1 cái đuôi hình lưỡi kiếm của con đực , cái đuôi chiếm chiều dài khoảng 1/3 thân thể (con đực khoảng 10 cm).
Đuôi của cá kiếm ko có ý nghĩa như 1 vũ khí mà chỉ là vật dùng để trang trí và là đặc điểm nổi bật để con cái chọn lựa con đực ,những con cái thường lựa chọn con đực có chiếc kiếm to, mầu sặc sỡ cho việc giao phối.
Giá cá hồng kim rẻ thích hợp với túi tiền người bình dân (giá khoảnng từ 1500-3000đ, ngay tại đường Nguyễn Thông, TP. HCM bán nhiều cá cảnh, tôi mua chỉ với 2000-2500đ). Cá được làm cảnh và có thể nuôi để diệt trừ lăng quăng, góp phần phòng chống được bệnh sốt xuất huyết hiện nay ở nước ta. 
Đặc điểm chung
- Tên khoa học: Xyphoporus helleri Heckel.
- Nguồn gốc: Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam cách đây hơn 50 năm. Sống trong môi trường nước ngọt pH = 7, nhiệt độ 25 28oC, dài trung bình 6cm.
- Quá trình sinh sản: cá đẻ tự nhiên, tập tính đẻ theo đàn. Chọn 2 con cái khoẻ mạnh và 1 con đực to khoẻ, cho chúng vào hồ nuôi chung. Khi cá đẻ trứng phải tách riêng bố mẹ vì cá hay ăn trứng và không có thói quen nuôi con.
- Thức ăn cho cá bố mẹ: trùng chỉ, cá con và thức ăn chế biến sẵn, cá con là bo bo, actemia.
- Phân biệt cá cồ (trống), mái: Cá hồng kim có màu đỏ đậm, có cá lai giữa màu đỏ và đen. Cá trống khác cá mái là đuôi cá trống có phần đặc biệt: cá trống dài hơn cá mái (do phần dưới đôi cá trống dài ra , nhọn) trông như một cây kiếm. Ngoài còn có cá song kiếm: trên dưới đuôi đều dài ra, trông rất uy. 
- Bể nuôi: Chỉ cần có lu, hủ vừa hay hồ kiếng nhỏ là có thể nuôi một căp cá. Trường hợp ta nuôi nhiều khỏang 5-6 cặp trở lên và cho sinh sản, thì thường hồ dài 0.8m, rộng 0.5, cao 0.5m là thích hợp, chỉ sau vài tháng nuôi là có một hồ đầy ắp cá hồng kim. Còn nuôi ít cặp có thể xây bể có chiều cao hơn vì cá hồng kim rất lanh và phóng rất tài. 
- Nước: Hồ nuôi bằng nước mưa thì rất tốt cho cá (nước mưa đã được để lâu). Trường hợp nuôi cá bằng nước máy thì ngâm độ 2 ngày để nước giảm lượng Clo. 
Chăm sóc cá và cho ăn
- Thả rong, bèo: Hồ cá nhỏ thì thả rong hoặc một, hai cọng bèo cái, nó là cỏ thủy sinh, sinh sản rất nhanh. Hồ cá lớn thì thả nhiều hơn, hay thả lục bình (Bèo Nhật Bản, bèo tây) để che nắng, che mưa và cũng là thức ăn cho cá. 
- Về thức ăn: Cá hồng kim rất dễ nuôi có thể cho ăn lăng quăng, trùng chỉ, hoăc bột. Ngòai ra, ta có thể cho cá ăn bánh mì, lấy phần ruột của ổ bánh mì đem phơi nắng ,sau đó ta bóp nhuyễn cho cá ăn ,cá rất phát triển, tránh cho ăn quá nhiều mà thối nước. Kích cỡ trung bình của cá khoảng ngón tay út người lớn, nếu nuôi tốt lâu năm cá lớn khoảng 3 - 3.5cm. 
- Cho sinh sản: Cá hồng kim không sinh sản trứng rồi nở như cá lia thia, mà sinh sản trực tiếp ra cá con. Thường cá thích đẻ vào ban đêm, đợt đầu tiên cá sinh sản khoảng 12-13 con, các đợt sau vài chục con, cá con được sinh ra màu vàng bơi lội khắp hồ. Hai, ba ngày đầu không cho cá ăn vẫn sống ,thức ăn cho cá con là trứng nước hoặc bánh mì phơi khô đều tốt.

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Kinh nghiệm cắt rễ tỉa cành cho cây cảnh, bonsai

Đây là việc làm không dễ dàng, vì nếu ai cũng làm được thì cây cảnh nghệ thuật lại không có giá trị cao như hiện nay.

Sang tháng tư, người làm và chơi cây cảnh có thể căt tỉa cành tối đa vì đây là mùa sinh trưởng và phát triển của cây, nhưng cắt tỉa như thế nào để sau vài năm hoặc lâu hơn nữa sẽ thành một cây cảnh đẹp, có thể xếp vào hàng cây cảnh nghệ thuật.
Đây là việc làm không dễ dàng, vì nếu ai cũng làm được thì cây cảnh nghệ thuật lại không có giá trị cao như hiện nay. Muốn vậy, người chơi phải kiên trì, không ngừng tìm tòi, học hỏi, phải am hiểu về thực vật học, làm nhiều, mạnh dạn làm sẽ thành công.
Muốn có một cây cảnh, trước hết ta phải có cây phôi. Cây phôi thường dùng là những cây có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, sống lâu năm, sống mãnh liệt. Cây phôi lấy từ các nguồn: ươm hạt hoặc chiết cành, hoặc khai thác ngoài tự nhiên. Cả hai loại đầu có những ưu điểm của nó. Tuy nhiên là cây phôi dạng nào thì việc cắt tỉa, uốn nắn vẫn là khâu kỹ thuật quan trọng nhất.
Biến đổi cái tự nhiên vốn có của cây mà vẫn không mất đi cái hợp lý, cái tự nhiên của cây, để sau nhiều lần bỏ công sức, trí tuệ, cây có những nét “kỳ” để rồi có “mỹ”, còn “cổ” thì phải chờ vào thời gian kết hợp với kỹ thuật lão hóa cây. Trong bài viết này, tôi xin nêu cách cắt cành, tỉa rễ để bạn đọc tham khảo.
Khi trồng cây phôi nên trồng vào ang, chậu to, chưa được nhiều chất trồng (đất mùn) để cây có điều kiện sinh trưởng và phát triển nhanh. Nhiều người làm ngược lại mà trồng cây vào chậu nhỏ rồi khi cây lớn, sang dần vào ang, chậu lớn vì thế cây phát triển chậm.
Tùy cây mà trồng đặt theo các thế khác nhau để khi cây lớn dễ tạo dáng. Khi cắt tỉa, chú ý cắt tỉa để cả rễ và cành, nhánh.
1. Cắt rễ
Khi cây sung sức là cây có cành lá xum xuê, rễ phụ mọc ra tự nhiên, cành nhiều. Việc để cái nào, cắt cái nào là phải chọn lọc cho đều ở các cành, các phía của thân. Nếu để nuôi nhiều rễ mọc ra từ cành thì thân sẽ bị teo đi làm cho cành phát triển to nhanh, khiến tương quan giữa cành và thân mất cân đối. Vì vậy chỉ nên để một ít rễ ở gốc cành rồi bó ốp vào thân để thân chóng to, cũng có thể ghép rễ vào gốc để bệ gốc chóng bự. Ở các cành lớn chỉ để loáng thoáng vài rễ phụ phát ra từ cành làm cho cây sinh động.
Để nhiều rễ mọc ra từ cành thì thân sẽ bị teo nhỏ và cành sẽ to ra khiến giữa cành và thân mất cân đối.
2. Cắt cành
Với cành, ta áp dụng phương pháp cắt chuyển để sau vài lần cắt, cành trở nên khúc khuỷu, uyển hcuyeenr chứ không thẳng đuỗn. Muốn cắt cành, phải quan sát kỹ tổng thể các cành của cây để khi cắt xong cành vẫn phân bố đều, hợp lý, cây không bị khuyết trống. Cũng có thể dùng dây kim loại để uốn và cố định cành song phải tháo gỡ kịp thời khi cành đã lớn, nếu không dây kim loại sẽ làm cho cành có vết hằn sau vài tháng do cây lớn, dây kim loại lặn vào phần vỏ làm mất vè đẹp của cành, nhánh. Có những cây để khoảng cách giữa phần ngọn và các nhánh quá xa, làm mất vẻ cân đối của cây, ta cắt br phần ngọn, chờ các mầm phát ra ở phần còn lại, mầm nào hợp lý dùng làm ngọn, như vậy, nhìn vào tổng thể của cây cân đối, hài hòa.
Hiện nay, trào lưu làm cây tự nhiên theo kiểu “cây đa làng” đang thịnh hành nên việc cắt cành dễ hơn làm theo lối cổ có những niêm luật khắt khe. Tuy vậy, việc cắt tỉa cành, rễ vẫn phải làm thường xuyên và lâu dài, không thể nóng vội được.
Trên đây là vài góp ý tôi đã áp dụng và có những thành công muốn trao đổi với quý độc giả. Rất mong được thỉnh giáo quý vị.

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Cách trồng và gây giống hoa cánh bướm

Hoa cánh bướm có rất nhiều loại và cũng rất phổ biến ở nước ta, từ vùng cao đến vùng thấp đều có thể trồng được. Nó có thể làm cây cảnh ở sân vườn hay nơi công cộng

Cách trồng hoa cánh bướm
Hoa cánh bướm hay còn gọi là cúc sao nháy, hoa chuồn chuồn, thuộc họ hàng hoa cúc. Cũng vi thân quá yếu ớt, quá mảnh mai mà hoa cánh bướm ít khi nào sử dụng vào công dụng hoa cúc cắt cành như các anh em cùng giống loài, nên ta ít thấy bày bán, trưng bày hay cúng kiến.
Tuy nhiên không vì lý do này mà hoa sao nháy bị kém phát triển trái lại càng ngày sao nháy càng được ưa chuộng, là loại hoa làm cảnh đẹp cho vườn nhà ở các nơi nhờ vào bản tính gây giống, trồng trọt dễ dàng.
Gieo hạt từ tháng 9 -10 âm lịch thì hoa ra vào dịp Tết. Tuổi cây con 20-25 ngày. Trước khi trồng phải bón phân khoai mục trên nền đất làm thật kỹ.
Vì hạt quả nhỏ nên khi gieo lên luống cát cần gieo hạt cho thật đều. Sau khi gieo xong nên phủ 1 lớp rơm rạ mục để chống mặt luống bị váng và khi tưới nước hạt không bị dồn, hay khi có mưa to. Lớp che phủ luống sẽ được dỡ bỏ khi hạt bắt đầu mọc. Sau khi dỡ bỏ rơm rạ không nên tưới đẫm quá cây sẽ bị chết vì giống hoa này không ưa nhiều nước.
Bón phân 5m3 phân hoai mục cho 1 sào gồm: 3kg phân lân, 3kg phân Kali, 10-15kg vôi bột cho 1 sào. Một nửa lượng phân chuồng mục nên bón lót trước khi bừa đất lần cuối cùng để lên luống. Một nửa sẽ phân chuồng ấy sẽ được bón cho hoa trước khi trỗ.
Mật độ trồng 30x40cm. Khi cây phục hồi bón thúc nhiều lần (7 ngày 1 lần) bằng phân hoà với nước 1/5 - 1/4. Bón thúc vào lúc bắt đầu cỏ nụ là quan trọng nhất.
Để giống
Chọn cây có màu sắc đẹp, lấy quả đã già chín, phơi cả quả rồi đập lấy hạt. Quả tự tách dễ dàng, sàng lấy hạt chắc phơi khô bảo quản. Hạt Khó bảo quản nên phải phơi nắng nhẹ hay trong bóng râm. Phơi khô đễ nguội rồi mới cho vào bình cất giữ.

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Ngỡ ngàng cây cảnh "nửa sống nửa chết"

Chủ nhân của cây cảnh đã khéo léo sử dụng chính phần thân, cành “chết” của cây này để “tạo dáng” cho chính những cành, tay, bông… còn sống.

Một cây cảnh gần như đặc biệt nhất tại triển lãm cây cảnh trưng bày trong Hoàng Thành Thăng Long khiến rất nhiều người tò mò: đó là tác phẩm cây chắc “nửa sống nửa chết” được tạo dáng công phu.
Tác phẩm cây cảnh “chắc” của chủ nhân Huy Hoàn (Việt Trì – Phú Thọ) khiến người xem sửng sốt: đó là cây cảnh được tạo dáng trên bệ gốc già nua mà phần lớn đã bị khô chết.
Cận cảnh cây "nửa sống nửa chết" - tác phẩm cây Chắc cảnh đang được trưng bày tại Hoàng Thành Thăng Long.
Toàn bộ cây cảnh chắc này có chiều cao chừng nửa mét, độ dài của tán ở mức trung bình, với ba thân chính, trong đó, quá nửa thân cây đã trơ về dạng lũa.
Với những phần tay cành khô héo này, người làm cây đã kỳ công gọt giũa, mài bóng… sau đó sơn phủ CPU, vec-ni đánh bóng khiến nhiều người lầm tưởng, đây là một tác phẩm cây được “tầm gửi” trên một thân gỗ giả.
Rất nhiều người lầm tưởng một phần của cây này là cây giả. Tuy nhiên, xem xét kỹ mới biết đây là một cây nguyên gốc. Phần lũa của cây chắc này chỉ là phần “tận dụng” theo đặc thù của cây. Đó chính là sự khéo léo của người tạo dáng cho nó.
Trong các loại cây cảnh ở Việt Nam, những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật được tận dụng cả những phần thân già, khô héo… của nó để tạo dáng và tôn thêm tuổi cho cây… không phải hiếm.
Trong đó, tùng là hán là một cây phổ dụng được chế tác phần lũa từ cảnh chính làm một phần tiểu cảnh của cây.
Những thế cây kỳ lạ khiến người xem mãn nhãn.
Những loại cây như vậy phải có sức sống mạnh mẽ, và quan trọng nhất đó là công phu chăm sóc của chính những người sở hữu chúng. Giá trị của những cây cảnh này, nhiều khi phần lũa của cây có giá hơn chính phần bông tay tươi tốt.

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Cách chăm sóc hoa lan hồ điệp

Hoa lan hồ điệp rất lâu tàn, nếu biết cách chăm sóc hợp lý, bạn có thể chơi được từ 40 - 50 ngày.

Loài lan hồ điệp này có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Australia, mọc ở độ cao 200 - 400 m. Khi cây được 1 - 3 năm tuổi thì phát triển mạnh về thân, rễ, lá. Do vậy, thời điểm này bạn cần chăm sóc tích cực nhất.
Thời gian nở
Hoa lan hồ điệp nở tất cả các mùa trong năm. Loài hoa cảnh này có tất cả gần 1.700 kiểu dáng, màu sắc khác nhau. 
Ánh sáng
Lan hồ điệp ưa bóng mát. Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 20-35 độ C. Độ ẩm 60-80%.
Cách tưới nước
Mùa đông 2-3 ngày tưới một lần vào lúc sáng sớm và chiều tối. Mùa hè tưới ngày 2-3 lần tùy thuộc vào chất trồng cây lan là sơ dừa hay gỗ mục. Khi tưới, dùng vòi phun sương nhẹ và phải di chuyển qua một lượt rồi mới tưới trở lại để cho thấm đều vào chất trồng.
Cách tưới phân
Cứ 7 ngày tưới một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Tưới qua một lần nước, 10-15 phút sau thì tưới phân để cây hấp thụ tốt nhất. Cây Lan còn tưới phân NPK: 30.10.10. Lan trưởng thành dùng NPK 20.20.20. Khi cây nhú hoa dùng NPK 6.30.30 để cho hoa mập mạp, bền và sắc tươi hơn.
Phòng sâu bệnh 
Phun định kỳ thuốc Dithan M trừ nấm bệnh, 7 ngày một lần.
Chú ý: Khi hoa gần tàn, cây có hiện tượng yếu đi. Bạn nên cắt ngay cành hoa và tưới NPK 30.10.10.