icon flowerGiới thiệu Cây cảnh - Bonsai

Caycanhbonsai.vn là website chuyên giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật: cây cảnh - bonsai, tiểu cảnh, chim cảnh, cá cảnh, chậu cảnh, hoa cảnh và các dịch vụ đi kèm đến bạn đọc khắp miền Tổ quốc. Chúng tôi thành lập website với mong muốn tạo được cầu nối giữa những người làm nghệ thuật với người mua, giữa người làm nghệ thuật với nhau để trao đổi học hỏi kinh nghiệm. Đến với chúng tôi, bạn có thể giới thiệu sản phẩm của mình hoàn toàn miễn phí, khách hàng có nhu cầu sẽ trực tiếp liên hệ với bạn mà không phải qua bất kỳ cầu nối nào. Bạn cũng có thể quản lý sản phẩm, các đơn hàng và bình luận của sản phẩm chỉnh mình.

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá hồng kim

Cá hồng kim nhiều nơi gọi là cá kiếm, là loài dễ nuôi và hiền, có thể nuôi chung với các cá cảnh khòa như phượng hòang, tứ vân, cánh buồm, thần tiên, hắc kim...

Cá đuôi kiếm hay còn gọi là cá hồng kim thường bơi ở tầng cao và ăn hầu hết thức ăn vừa miệng từ động vật tới thực vật. Đặc điểm nổi bật của loại cá này chính là phân đuôi của chúng:1 cái đuôi hình lưỡi kiếm của con đực , cái đuôi chiếm chiều dài khoảng 1/3 thân thể (con đực khoảng 10 cm).
Đuôi của cá kiếm ko có ý nghĩa như 1 vũ khí mà chỉ là vật dùng để trang trí và là đặc điểm nổi bật để con cái chọn lựa con đực ,những con cái thường lựa chọn con đực có chiếc kiếm to, mầu sặc sỡ cho việc giao phối.
Giá cá hồng kim rẻ thích hợp với túi tiền người bình dân (giá khoảnng từ 1500-3000đ, ngay tại đường Nguyễn Thông, TP. HCM bán nhiều cá cảnh, tôi mua chỉ với 2000-2500đ). Cá được làm cảnh và có thể nuôi để diệt trừ lăng quăng, góp phần phòng chống được bệnh sốt xuất huyết hiện nay ở nước ta. 
Đặc điểm chung
- Tên khoa học: Xyphoporus helleri Heckel.
- Nguồn gốc: Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam cách đây hơn 50 năm. Sống trong môi trường nước ngọt pH = 7, nhiệt độ 25 28oC, dài trung bình 6cm.
- Quá trình sinh sản: cá đẻ tự nhiên, tập tính đẻ theo đàn. Chọn 2 con cái khoẻ mạnh và 1 con đực to khoẻ, cho chúng vào hồ nuôi chung. Khi cá đẻ trứng phải tách riêng bố mẹ vì cá hay ăn trứng và không có thói quen nuôi con.
- Thức ăn cho cá bố mẹ: trùng chỉ, cá con và thức ăn chế biến sẵn, cá con là bo bo, actemia.
- Phân biệt cá cồ (trống), mái: Cá hồng kim có màu đỏ đậm, có cá lai giữa màu đỏ và đen. Cá trống khác cá mái là đuôi cá trống có phần đặc biệt: cá trống dài hơn cá mái (do phần dưới đôi cá trống dài ra , nhọn) trông như một cây kiếm. Ngoài còn có cá song kiếm: trên dưới đuôi đều dài ra, trông rất uy. 
- Bể nuôi: Chỉ cần có lu, hủ vừa hay hồ kiếng nhỏ là có thể nuôi một căp cá. Trường hợp ta nuôi nhiều khỏang 5-6 cặp trở lên và cho sinh sản, thì thường hồ dài 0.8m, rộng 0.5, cao 0.5m là thích hợp, chỉ sau vài tháng nuôi là có một hồ đầy ắp cá hồng kim. Còn nuôi ít cặp có thể xây bể có chiều cao hơn vì cá hồng kim rất lanh và phóng rất tài. 
- Nước: Hồ nuôi bằng nước mưa thì rất tốt cho cá (nước mưa đã được để lâu). Trường hợp nuôi cá bằng nước máy thì ngâm độ 2 ngày để nước giảm lượng Clo. 
Chăm sóc cá và cho ăn
- Thả rong, bèo: Hồ cá nhỏ thì thả rong hoặc một, hai cọng bèo cái, nó là cỏ thủy sinh, sinh sản rất nhanh. Hồ cá lớn thì thả nhiều hơn, hay thả lục bình (Bèo Nhật Bản, bèo tây) để che nắng, che mưa và cũng là thức ăn cho cá. 
- Về thức ăn: Cá hồng kim rất dễ nuôi có thể cho ăn lăng quăng, trùng chỉ, hoăc bột. Ngòai ra, ta có thể cho cá ăn bánh mì, lấy phần ruột của ổ bánh mì đem phơi nắng ,sau đó ta bóp nhuyễn cho cá ăn ,cá rất phát triển, tránh cho ăn quá nhiều mà thối nước. Kích cỡ trung bình của cá khoảng ngón tay út người lớn, nếu nuôi tốt lâu năm cá lớn khoảng 3 - 3.5cm. 
- Cho sinh sản: Cá hồng kim không sinh sản trứng rồi nở như cá lia thia, mà sinh sản trực tiếp ra cá con. Thường cá thích đẻ vào ban đêm, đợt đầu tiên cá sinh sản khoảng 12-13 con, các đợt sau vài chục con, cá con được sinh ra màu vàng bơi lội khắp hồ. Hai, ba ngày đầu không cho cá ăn vẫn sống ,thức ăn cho cá con là trứng nước hoặc bánh mì phơi khô đều tốt.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét